Các Nhân Tố Vi Mô Ảnh Hưởng Đến Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Trong Xuất Nhập Khẩu

Bên cạnh môi trường vĩ mô, các nhân tố vi mô cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình giao nhận hàng hóa trong xuất nhập khẩu. Bao gồm: Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh, Nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế. 



1. Khách hàng

Đối với hoạt động giao nhận hàng hóa thì khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng ngày càng khắc khe, đòi hỏi chất lượng dịch vụ giao nhận phục vụ chuyên nghiệp hơn. Khách hàng nhận thấy vai trò môi giới của người giao nhận trở nên hạn chế, đặc biệt là việc các đại lý giao nhận không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Khách hàng mong muốn người giao nhận sắp xếp toàn bộ quá trình chuyên chở cũng như các dịch vụ khác có liên quan như: gom hàng, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận tải, hoàn toàn chịu trách nhiệm trong quá trình chuyên chở đó để khách hàng không phải khiếu nại khi có tổn thất xảy ra.

Do vậy mà người giao nhận phải cung cấp các dịch vụ giao nhận theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, phải phát triển dịch vụ giao nhận theo nhiều mặt, nhiều hướng.

Xuất nhập khẩu bao gồm rất nhiều các thủ tục phúc tạp. Để quy trình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, hợp tác với bên thứ ba để hoàn thành các thủ tục về giấy tờ vận đơn và vận chuyển đến khách hàng một cách nhanh chóng là hoàn toàn cần thiết. Dựa trên những nhu cầu thiết yếu trên, SEA cung cấp đến khách hàng dịch vụ fulfillment tại các quốc gia Đông Nam Á như fulfillment thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines...

2.Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, đã có hơn 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, logistics tại Việt Nam. Việc cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hóa ngày càng trở nên khốc liệt, phức tạp. Các doanh nghiệp giao nhận của Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh thị trường với các doanh nghiệp logistics lớn từ nước ngoài.

3.Nhà cung cấp

Đối với lĩnh vực giao nhận hàng hóa thì những nhà cung cấp để cung cấp các trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình hoạt động giao nhận là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ thì doanh nghiệp cần có cơ sở vật chất ổn định, đủ để phục vụ các yêu cầu từ khách hàng. Vì thế, doanh nghiệp giao nhận hàng hóa cần tạo dựng được mối quan hệ vững chắc, tốt đẹp với những nhà cung cấp của mình.

4. Sản phẩm thay thế

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và ngành vận tải giao nhận nói riêng, ngoài hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển đã có lịch sử phát triển lâu đời thì các loại hình giao nhận hàng hóa khác đã và đang không ngừng hoàn thiện và phát triển như: giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường ống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Khái quát về order fulfillment: Khái niệm, quy trình và vai trò

Bỏ túi một số kỹ năng bán hàng qua điện thoại đỉnh cao